Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Kinh Doanh Khách Sạn - Thiếu Hụt Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao

Financial Times của Anh đã đăng bài viết về tình trạng thiếu lao động trình độ cao trong ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.

Hình ảnh


Là một nhà quản lý của một khách sạn 5 sao tại Băng Cốc trong những năm 1990, Stephen O’Grady là một trong ba người nước ngoài tham gia vận hành khách sạn nhưng do những người Thái quản lý.

Điều này thật tương phản với tình hình hiện nay ở khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội với có 14 nhân viên nước ngoài giám sát các bộ phận trong khách sạn như quản lý chung, bếp, bán hàng, cơ khí và kế toán. Đa số quản lí các khách sạn lớn tại việt nam đều do người nước ngoài nắm giữ, nó đã phản ánh khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên VN có trình độ tay nghề cao tại các khách sạn cao cấp. VN là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á, khách nước ngoài đến việt nam kinh doanh tăng lên, tạo nên sức ép lên ngành kinh doanh khách sạn non trẻ.


Hình ảnh


Stephen O’Grady đang huấn luyện nhân viên tại
Sofitel Metropole Hà Nội.

O’Grady, hiện là giám đốc quản lý của VinaCapital Hospitality giám sát một chuỗi 5 khách sạn tại VN, bao gồm cả Metropole, cho biết ở VN kinh doanh khách sạn là một ngành tương đối mới. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8% một năm, và Hà Nội đang rất tích cực quảng bá VN là một điểm đến du lịch không bị ô nhiễm và có sức hấp dẫn, số lượng du khách nước ngoài tới VN đang tăng lên rất nhanh.Trong năm 2006 có khoảng 3,6 triệu người nước ngoài đến thăm VN so với con số 1,5 triệu người năm 1995, và số lượt khách du lịch nước ngoài tới VN tăng 16% lên tới 4,1 triệu người năm 2007. Trong hai tháng đầu năm 2008, số lượt người nước ngoài đến VN tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay.

Theo một số nghiên cứu thì số lượt khách quốc tế đến VN dự đoán sẽ đạt 6,7 triệu người vào năm 2011 do phát triển các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực. Do vậy, các ông chủ khách sạn quốc tế ngày càng quan tâm đến thị trường VN, đổ xô đến mở các khách sạn sang trọng tại các thành phố lớn, cũng như các khu nghỉ cao cấp dọc theo 3.000 km chiều dài ven biển. Accor, chẳng hạn, vừa mở một văn phòng đại diện tại VN để giám sát việc mở rộng hệ thống khách sạn của họ tại đây. Công ty của Pháp này hiện có 8 khách sạn tại VN nhưng có kế hoạch phát triển lên thành 20 khách sạn vào năm 2010.

Cũng giống như các công ty nước ngoài đang tìm kiếm những người VN làm cho các công ty của mình từ ngân hàng đến nhân viên môi giới chứng khoán và kế toán, công nghệ thông tin và khách sạn quốc tế cũng đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ những nhà quản lý, nhân viên có kinh nghiệm trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt đang diễn ra hiện nay.Theo ông O’Grady, người trước đây từng là người quản lý chính của khách sạn Caravelle ở thành phố Hồ Chí Minh (một trong những khách sạn sài gòn hàng đầu Việt Nam), một trong những khách sạn 5 sao lâu đời nhất tại thành phố này thì trong vài năm qua, khi các khách sạn mới bước vào thị trường, chiến lược tuyển dụng đầu tiên của họ là thu hút những quản lý cấp trung từ các khách sạn đang hoạt động.


Khách sạn Caravelle - TP HCM


Cuộc cạnh tranh những nhân viên khách sạn dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt là các nhà quản lý bậc trung đã dẫn đến việc tăng lương. Các khách sạn thường đưa ra mức điều chỉnh lương nhanh để thu hút các nhân viên của các khách sạn khác về làm cho mình. Ông O’Grady cho biết ông từng nghe thấy mức lương đưa ra mời chào tăng tới 50%. Không chỉ có các khách sạn săn người lẫn của nhau. Ông O’Grady cho biết các nhân viên khách sạn cũng bị cám dỗ bởi các công ty nước ngoài tìm kiếm người cho các vị trí lễ tân, giao dịch trực tiếp với khách hàng và các loại dịch vụ khác.
Hình ảnh
VN có 4 trường đào tạo du lịch đều do nhà nước quản lý, nhưng các nhà quản lý khách sạn nói những học sinh mới tốt nghiệp vẫn cần trải qua đào tạo thêm để họ có thể làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế, về cả kỹ năng tiếng Anh và các mặt khác nữa.Điều này có nghĩa là hầu hết các khách sạn đều rất bận rộn cho các chương trình đào tạo cấp bách của mình để giải quyết tình trạng thiếu nhân viên. Hậu quả là một khách sạn mới mở ra cần đặt kế hoạch khoảng 9 tháng trước đó để chuẩn bị nhân viên.

Movenpick, một tập đoàn khách sạn Thụy Sĩ hiện đang đảm trách quản lý 2 khach san Movenpick Sài Gòn và Hà Nội cho biết họ có kế hoạch mở rộng hơn nữa và hy vọng sẽ lấy một số nhân viên người VN đưa sang thực tập tại một số khách sạn của họ tại nước ngoài sau đó đưa trở lại VN để làm việc.

Ngành kinh doanh khách sạn non trẻ đồng nghĩa với việc có rất nhiều cơ hội cho những người nước ngoài làm trong lĩnh vực khách sạn, những người quan tâm đến làm việc tại một thị trường du lịch mới và để giúp đỡ phát triển một khách sạn, thực tế là một ngành kinh doanh. Nhưng ông O’Grady thận trọng đưa ra lời nhận xét những vị trí như vậy đòi hỏi những nỗ lực rất nhiều và phải có kỹ năng nhân sự cực kỳ tốt hơn là vị trí tại các thị trường khách sạn đã phát triển hơn, mặc dầu là nếu làm được thì họ sẽ được thưởng cực kỳ nhiều.

Bạn có cơ hội để thể hiện nỗ lực chứng tỏ khả năng của mình trong một thời gian ngắn. Ông O’Grady cho biết thậm chí là một người quản lý khách sạn, bạn cũng phải xắn tay áo lên và phải hiểu khách sạn của bạn thật rõ. Bạn cũng phải tích cực tham gia vào khóa đào tạo, bạn không thể nói "tôi đã được đào tạo rồi". Thách thức đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại lĩnh vực khách sạn tại việt nam là làm sao để tạo dựng được một khách sạn và phải liên tục theo sát chúng.
Theo Financial Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét